Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Chung cư tái định cư bỏ hoang 3 năm vì vướng đền bù

Sau hơn 3 năm hoàn thành, chung cư tái định cư ở đường Nguyễn Văn Linh, phường Hương Sơ, TP Huế vẫn trong tình trạng bỏ hoang gây lãng phí và là điểm phát sinh tệ nạn.
Chung cư tái định cư bỏ hoang 3 năm vì vướng đền bù
Nhằm giải quyết tình trạng nhếch nhác do hàng ngàn hộ dân sinh sống trên đất thuộc quần thể di tích Cố đô Huế, nhất là khu vực Thượng Thành - Eo Bầu, dự án xây dựng 3 khối nhà chung cư ở phường Hương Sơ, Thành phố Huế từng được kỳ vọng sẽ là một giải pháp hữu hiệu. Nhưng đến nay, dự án đã hoàn thành hơn 3 năm vẫn "cửa đóng then cài", cỏ dại mọc um tùm, sân bãi trở thành nơi chăn thả gia súc của người dân.

Bên cạnh đó, khu vực này còn trở thành nỗi lo ngại của người dân địa phương trước tình trạng tệ nạn xã hội, nhất là tiêm chích ma túy.

Theo tìm hiểu, đây là dự án được xây dựng nhằm mục đích tái định cư cho hơn 100 hộ dân sống ở khu vực Thượng Thành - Eo Bầu do Ban đầu tư và Xây dựng TP Huế làm chủ đầu tư và đã bàn giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế quản lý. Thế nhưng, do nhiều vướng mắc trong công tác đền bù, hỗ trợ tái định cư nên đến nay, 3 dãy chung cư 4 tầng với 98 căn hộ có giá trị gần 60 tỷ đồng mới chỉ có 11 hộ dân đến ở, gây khó khăn trong việc quản lý của chính quyền địa phương.

Việc xây trước khu chung cư để bố trí tái định cư khi giải tỏa là cách làm đúng, hợp quy trình như các nước phát triển đã làm. Tuy nhiên, nếu xây chung cư mà không gắn liền với công tác hỗ trợ, đền bù, giải tỏa, việc đón đầu này sẽ mất đi ý nghĩa. Nếu không có giải pháp giải quyết dứt điểm, tình trạng bỏ hoang chung cư này sẽ còn kéo dài, gây lãng phí.
VTV

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Vị trí đầu tư cho tương lai


Liên hệ: 01207026686- 0982470041 (Mr.Đảm)
Trảng Bom
Vị trí
Trảng Bom là một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai, Việt Nam, nằm về phía đông của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km và cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 30 km. Là một huyện trung du, phía nam giáp huyện Long Thành, phía đông giáp huyệnThống Nhất, phía tây giáp thành phố Biên Hòa, phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu  hồ Trị An.
Trảng Bom có quốc lộ 1A chạy qua, nổi tiếng với khu du lịch sinh thái thác Giang Điền. Trảng Bom có một vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, với các khu công nghiệp như Hố Nai, Sông Mây, Bầu Xéo. Trảng Bom kết hợp với các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, và thành phố Biên Hòa tạo thành khu trung tâm công nghiệp của tỉnh. Đây cũng là một huyện có nhiều người dân theo Công giáo của tỉnh.

Dân số

Huyện Trảng Bom là một huyện đông dân với dân số 245.729 (số liệu thống kê năm 2009), mật độ dân số được xem là cao với 753,5 người/km2
Trong những năm gần đây, dân số của Trảng Bom tăng nhanh chủ yếu là dân nhập cư từ miền Bắc Việt Nam do sự phát triển của các khu công nghiệp. Dân số tăng nhanh tạo áp lực lớn lên chính quyền trong vấn đề nhà ở, môi trường, phúc lợi xã hội và thu nhập lao động.



Vị trí địa lý

Trảng Bom là một huyện thuộc địa hình trung du của tỉnh Đồng Nai, giáp với huyện Long Thành về phía nam, giáp với huyện Thống Nhất - một huyện tách ra từ huyện này - về phía đông, và giáp ranh với thủ phủ của tỉnh Đồng Nai  thành phố Biên Hòa về phía tây, phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu.
Trảng Bom nằm ngay cửa ngõ đi vào thành phố Hồ Chí Minh nên có lợi thế về phát triển giao thông. Bên cạnh đó, Trảng Bom cách Biên Hòa 12 km và thành phố Hồ Chí Minh42 km về phía đông nên thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán và đầu tư công nghiệp.

Phân chia hành chính


Trụ sở Uỷ ban nhân dân huyện Trảng Bom

Giao thông

Với vị trí kế cận thành phố Biên Hòa, cửa ngõ đi vào thành phố Hồ Chí Minh, Trảng Bom có nhiều dự án lớn đi qua địa bàn như đường cao tốc Tp Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường Quốc lộ 1A tránh thành phố Biên Hòa. Giao thông đã được nhựa hóa các con đường nội bộ trong vùng.

Các khu công nghiệp

Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp:
+ Khu Công nghiệp Sông Mây 500 ha;
+ Khu Công nghiệp Hố Nai 523 ha;
+ Khu Công nghiệp Bàu Xéo 504 ha;
+ Khu Công nghiệp xã Giang Điền 600 ha;
- Phát triển các cụm CN-TTCN:
+ Cụm công nghiệp Cây Gáo 20 ha;
+ Cụm công nghiệp Hưng Thịnh 35 ha;
+ Cụm công nghiệp VLXD Hố Nai 3:50 ha;
+ Cụm công nghiệp Thanh Bình 50 ha;
+ Cụm công nghiệp Thanh Bình 50 ha;
+ Cụm công nghiệp An Viễn 50 ha;
+ Cụm công nghiệp A - Hố Nai 3:30 ha;
+ Cụm công nghiệp Sông Thao 50 ha;
+ Cụm công nghiệp Suối Sao - Hố Nai 3:50 ha.

Phát triển kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng công nghiệp năm 2015 là 68.9%, dịch vụ 25.2%, nông nghiệp 5.4%.
Phát triển công nghiệp được xác định là khâu đột phá trong nền kinh tế huyện Trảng Bom.Đến nay, trên địa bàn huyện có 4 khu công nghiệp tập trung (Bàu Xéo, Sông Mây, Hố Nai, Giang Điền) thu hút 158 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 1.506 triệu USD, vốn thực hiện đạt 73,2% so với vốn đăng ký (146 dự án đi vào sản xuất thu hút hơn 98 ngàn lao động có việc làm ổn định). Công nghiệp địa phương từng bước tăng dần tỷ trọng, cụm công nghiệp vật liệu xây dựng Hố Nai đã cho thuê 100%, cụm nghề gỗ mỹ nghệ Bình Minh đang triển khai thực hiện; các ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ, chế biến gỗ, cơ khí, chế biến nông sản, thực phẩm, dệt may... phát triển mạnh, góp phần nâng cao giá trị sản xuất toàn ngành.Giá trị sản xuất  ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 14,5%/năm, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15%/năm.
Về sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,32%/năm, tăng 2,6 lần so với năm 2004. Ngành chăn nuôi ở huyện Trảng Bom đang phát triển mô hình chăn nuôi trang trại, quy hoạch xong 11 vùng tập trung khuyến khích chăn nuôi tại 8 xã, để di dời các cơ sở chăn nuôi trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Ngành trồng trọt đang thử nghiệm và ứng dụng mô hình cây thanh long ruột đỏ, cây hoa cảnh, bước đầu đạt hiệu quả kinh tế. Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, các xã đạt từ 10 đến 12/19 tiêu chí, riêng xã Thanh Bình đạt 19 tiêu chí và đang lập hồ sơ để quý IV-2014 được công nhận.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có nhiều công trình làm đòn bẫy phát triển như đường ĐT 767, 762, đường liên huyện Trảng Bom - Long Thành, Trảng Bom - Cây Gáo, đường vào khu du lịch và khu công nghiệp Giang Điền



Cẩm Mỹ

Cẩm Mỹ là một huyện mới của tỉnh Đồng Nai, được thành lập vào năm 2003 với phần đất phía nam của Thị xã Long Khánh, phía tây của huyện Xuân Lộc. phía nam là huyệnChâu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu, phía bắc là huyện Xuân Lộc. Huyện lỵ là thị trấn Long Giao nằm cách Thị xã Long Khánh khoảng 15 km về hướng Nam.

Giao thông

·         Quốc lộ 56 nối Bà Rịa với quốc lộ 1 tại Long Khánh.
-          Quốc lộ 56, trước đây là tỉnh lộ 2, là con đường nối thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, dài 50 km.
Quốc lộ 56 khởi đầu tại ngã ba Hoà Long, xã Hoà Long, thị xã Bà Rịa, đi qua các huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai) và kết thúc tại ngã ba giao với quốc lộ 1A tại ngã ba Tân Phong, xã Xuân Tân, thị xã Long Khánh.
Độ dài một số tuyến đường:
·         Đoạn thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: 32 km
·         Đoạn thuộc tỉnh Đồng Nai: 18 km

Diện tích - Dân số

·         Diện tích: 467,95 km2, chiếm 7,99% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
·         Dân số: 153.912 người, chiếm 6,9% dân số toàn tỉnh (2015)
·         Mật độ dân số 326 người/km2.

Hành chính


Lịch sử

Huyện Cẩm Mỹ được thành lập ngày 21 tháng 8 năm 2003 theo Nghị định 97/2003/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở tách 7 xã: Xuân Quế, Sông Nhạn, Xuân Đường, Thừa Đức, Nhân Nghĩa, Long Giao, Xuân Mỹ thuộc huyện Long Khánh (cũ) (sau đổi tên là thị xã Long Khánh) và 6 xã: Xuân Bảo, Bảo Bình, Xuân Đông, Xuân Tây, Sông Ray, Lâm San thuộc huyện Xuân Lộc.
Khi mới thành lập, huyện Cẩm Mỹ có 13 xã: Xuân Quế, Sông Nhạn, Xuân Đường, Thừa Đức, Nhân Nghĩa, Long Giao, Xuân Mỹ, Xuân Bảo, Bảo Bình, Xuân Đông, Xuân Tây, Sông Ray, Lâm San.
Ngày 11 tháng 7 năm 2014, thành lập thị trấn Long Giao - thị trấn huyện lị huyện Cẩm Mỹ - trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Long Giao.